Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển, Trường Đại học Mở Tp.HCM trân trọng kính mời Quý Thầy Cô và các bạn sinh viên đến tham dự buổi xem phim và thảo luận với chủ đề:
ĐIỀU TRA ĐẶC BIỆT: VÌ SAO CÁC BÃI CÁT BIẾN MẤT?
Thời gian: Thứ bảy, ngày 13/05/2017, lúc 14g00
Địa điểm: Hội trường P.601, Cơ sở 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Khách mời tham gia thảo luận:
– Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội Biển Tp.HCM
– TS. Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam
Để thuận tiện cho công tác tổ chức, Quý Thầy Cô, Anh Chị vui lòng xác nhận tham dự tại đây
Kính nhờ Quý Thầy, Cô, Anh, Chị chuyển thông tin này đến những người quan tâm. Rất cảm ơn!
Mọi thắc mắc xin liên hệ chị Lý Ngọc Linh qua email linh.ln@ou.edu.vn
————————————
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
13g45 – 14g00: Đón khách
14g00 – 15g00: Xem phim “Điều tra đặc biệt: Vì sao các bãi cát biến mất?”
15g00 – 15g20: KS. Doãn Mạnh Dũng trình bày “Thông tin tổng quan về tài nguyên cát ở Việt Nam”
15g20 – 15g30: Giải lao
15g30 – 16g45: Thảo luận với khách mời tham dự chương trình
————————————
THÔNG TIN VỀ BỘ PHIM
Sống trong một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc và được bờ biển ôm dọc cả chiều dài đất nước, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng quen thuộc với cát. Có lẽ cũng vì chính sự quen thuộc ấy nên đa số chúng ta chưa bào giờ tìm hiểu và tôn trọng tài nguyên cát đúng như nó có. Theo ông Michael Welland, một nhà địa chất người Anh, chúng ta có thể gọi cát là người hùng của thời đại bởi vì cát có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống của chúng ta. Cát len lỏi một cách kín đáo và trong mọi ngõ ngách hằng ngày, tan chảy và biến thành ve chai. Không dừng lại ở đó, cát còn là nguồn của bô xít pencilitum, một hợp chất khoáng đã len vào tận rượu vang mà chúng ta uống, giữ vai trò chính trong các sản phẩm giặt, tẩy rửa, giấy, thức ăn khô, trong keo xịt tóc, trong kem đánh răng và trong nhiều loại mỹ phẩm v.v…Tóm lại chúng ta không thể sống thiếu cát. Tuy nhiên, thông điệp từ bộ phim chỉ rõ rằng cát không hề vô tận. Với một nhu cầu khổng lồ lên đến 15 tỷ tấn cát một năm trên toàn thế giới, các công ty kinh doanh cát liên tục từ nhiều thập niên nay ngày đêm nạo vét lòng sông, bờ biển, đáy biển sâu. Những hệ lụy của việc khai thác cát bừa bãi tại nhiều quốc gia trên thế giới đã gần như quá muộn, không còn có thể cứu vãn được.