KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Where success begins

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

Vu Truong Giang - 12/05/2021 - 0 bình luận

Cũng bởi nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển nhờ xu hướng toàn cầu hóa cùng hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung dẫn đến logistic càng ngày được coi trọng nhiều hơn bởi vai trò quan trọng của nó trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhận thức được tiềm năng to lớn trong tương lai và dịch vụ Logistics, Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ Logistics thông qua việc học hỏi từ các mô hình, cách quản lý của các nước đi đầu trong ngành, từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như cách vận hành phù hợp với mình. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cũng đang từng bước xây dựng khung pháp lý và chính sách phát triển dịch vụ Logistics hoàn chỉnh tạo tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nhiều doanh nghiệp có tầm nhìn xa cũng đã thành lập cung cấp các dịch vụ Logistics và từng bước hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tới các vùng miền trong cả nước và cả các nước trên thế giới.

Là ngành mới xuất hiện nên Logistics có rất nhiều khó khăn cần khắc phục về nhiều mặt như nguồn nhân lực, hạ tầng thông tin, tính liên kết, chi phí dịch vụ… tuy nhiên đây vẫn là ngành có tiềm năng nở rộ trong tương lai. Hiện nay Việt Nam xếp thứ 39 trong số 150 quốc gia được đưa vào bảng xếp hạng dịch vụ logistic dựa theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới (năm 2018).

Dịch vụ logistic tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và bùng nổ bởi:

• Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí nguyên vật liệu rẻ và mức lương thấp hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài

• Lợi thế về địa lý khi là một mắt xích quan trọng giữa các khu vực Đông Nam Á và là đường liên kết biển quan trọng với thế giới

• Ngày càng có nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài để thiết lập và phát triển các hoạt động sản xuất lắp ráp xuyên quốc gia nhờ vào việc trở thành thành viên của WTO năm 2007.

• Có tỷ trọng thấp ở mức 7,40%

Và còn nhiều yếu tố khác thuận lợi cho sự phát triển của Logistics trong tương lai.