KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Where success begins

NHỮNG HIỂU LẦM GIỮA NGÀNH LOGISTICS VÀ NGÀNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Vu Truong Giang - 12/05/2021 - 0 bình luận

“Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng là một”

Khi nghe đến khái niệm Logistics, nhiều người nghĩ ngay đến cụm từ “Quản trị Chuỗi Cung ứng” như một tên gọi khác của ngành này. Tuy nhiên, trên thực tế, nhận định này không hoàn toàn đúng. Để giải đáp hiểu lầm thường gặp này, OU QTKD đã chuẩn bị bài viết dưới đây để giúp bạn đọc nhận biết những khác nhau cơ bản của hai nhóm ngành này. 

Về quy mô

Từ khái niệm, ta dễ dàng thấy được sự khác nhau cơ bản của hai ngành nghề này. Cụ thể, theo các chuyên gia thuộc Hội đồng Quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng việc lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung ứng và mua sắm, chuyển đổi và tất cả các hoạt động quản lý Logistics. Điều quan trọng, nó cũng bao gồm sự phối hợp, cộng tác với các đối tác kênh, có thể là nhà cung cấp, trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba và khách hàng. Trong khi đó, Logistics tập trung vào việc di chuyển và lưu trữ sản phẩm từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thị trong công ty và trong toàn bộ chuỗi cung ứng và do đó chịu trách nhiệm tạo ra tiện ích về thời gian và địa điểm. Từ hai khái niệm trên, 

Về tầm quan trọng đối với công ty

Trong một chuỗi cung ứng được quản lý, các yếu tố Logistics cực kỳ quan trọng ở chỗ các sản phẩm phải được giao hàng thường xuyên cho từng khách hàng trong chuỗi cung ứng đúng thời gian, đến đúng địa điểm, ở mức chất lượng mong muốn và với chi phí hợp lý. Khi xảy ra sai sót trong việc giao hàng dọc theo chuỗi cung ứng, cần phải có nhiều kho an toàn hơn, ảnh hưởng đến cả mức độ dịch vụ khách hàng và chi phí. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Quản trị chuỗi cung ứng lớn hơn nhiều. Hệ thống chuỗi cung ứng tốt giúp cho các công ty với mạng lưới tồn kho lớn, kênh và sản phẩm phức tạp tiết kiệm chi phí vận chuyển, mua hàng thấp hơn, cải thiện dịch vụ khách hàng nhờ việc tăng cường khả năng phối hợp. Những lợi ích trên giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí Logistics, chi phí đồng thời bán được nhiều hàng hơn. 

Về các hoạt động, mục tiêu

Tuy rằng, Quản trị chuỗi cung ứng được nhìn nhận như là một tập hợp mẹ và là một phiên bản mới của ngành Logistics, có nhiều sự khác nhau vẫn chưa được làm rõ để hiểu đúng về hai ngành này. Đầu tiên, mục đích của Logistic là sản phẩm phải được giao hàng thường xuyên cho khách hàng trong chuỗi cung ứng đúng thời gian, đến đúng địa điểm, ở mức chất lượng mong muốn và với chi phí hợp lý để làm hài lòng khách hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp cố gắng quản trị chuỗi cung ứng thành công với mong muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh. Như khái niệm đã làm rõ, Logistic được bao hàm bởi Quản trị chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động như thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho giữa các bộ phận và các công ty với nhau. Ngoài những hoạt động trên, Quản trị chuỗi cung ứng cũng tham gia vào hỗ trợ Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính, dịch vụ khách hàng...