Theo Bộ Quản Lý Lao Động ước tính, công việc ngành Logistic sẽ tăng 25,5% từ năm 2010 đến 2020. Tuy nhiên tỷ lệ thuê ngoài theo quyết định 200/QĐ/Thủ tướng lên đến 60%. Trong khoảng 1 triệu lao động trong lĩnh vực này, chỉ có 20000 lao động là nhân viên chuyên nghiệp. Theo Careerbuilder, đại bộ phận nhân lực ngành logistic thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ và khoảng 30% các doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.
Từ bài viết dưới đây, OU QTKD sẽ giúp các bạn sinh viên nắm bắt nhanh kiến thức ngành để chuẩn bị kỹ càng cho sự cạnh tranh khốc liệt trong tương lai.
1. Kiến thức chuyên ngành
Một những yếu tố tiên quyết phải hiểu rõ khi học các chuyên ngành là luôn có sẵn vốn kiến thức về ngành. Ở trường hợp ngành Logistics, sinh viên cần trau dồi kiến thức giúp doanh nghiệ tiết kiệm thời gian đào tạo lại. Về cơ bản, kiến thức Logistics rất nhiều: Incoterm, chứng từ xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa, khai báo hải quan, thủ tục giao nhận hàng hóa, HS code, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành. Tùy với từng vị trí mà sẽ có kiến thức mà nhân viên cần nắm vững và có những kiến thức chỉ còn trau dồi ở mức cơ bản. Ngoài ra, việc nắm rõ các hình thức Logistics hay các hoạt động Logistic phụ trách để đưa ra chiến lược tiết kiệm chi phí doanh nghiệp. Trong trường hợp muốn ứng tuyển cho các đơn vị nước ngoài, sinh viên phải chuẩn bị nhiều hơn để trở nên sáng giá, sinh viên nghiên cứu các mặt khác của xã hội nhằm tạo ra góc nhìn đa chiều, thu hút nhà tuyển dụng. Và, để trở nên sáng giá trong ngành này, các cử nhân tương lai nên kết hợp nó với các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng tin học, thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm, lập kế hoạch, xử lý vấn đề...
2. Kỹ năng ngoại ngữ
Làm việc ở ngành nghề nào sinh viên đều nên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ cho mình, nhất là những ngành mang tầm vóc quốc tế như Logistics hay Xuất Nhập Khẩu. Có trong tay bằng cấp nghiệp vụ cùng các chứng chỉ ngoại ngữ, ứng viên dễ dàng thỏa thuận mức lương hơn và xử lý thông tin chuyên ngành nhanh chóng. Tuy nhiên, kỹ năng này chỉ là công cụ, chưa chắc là có ngoại ngữ thì nhân viên sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Vậy nên, chìa khóa vấn đề ở đây là sự phân bổ trong việc tích lũy.
3. Kiến thức về Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Như bài viết Sự khác biệt về Quản Trị Chuỗi Cung Ứng và Logistics đã nêu, có vài điểm khác biệt cơ bản giữa hai ngành nghề này. Cụ thể là, Logistics là một phần quan trọng của ngành Cung Ứng trong khi sự cạnh tranh giờ đây không còn sự đối đầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà là giữa các chuỗi cung ứng với nhau. Những điều vừa rồi chứng tỏ sự cấp thiết về kiến thức Chuỗi Cung Ứng đối với nhân viên Logistics. Nhờ vào kiến thức chung của ngành này, người làm ngành có khả năng trực quan hóa các quy trình từ đầu đến cuối và đề ra kế hoạch dự phòng để giúp cho chuỗi hoạt động liên tục, suôn sẻ.
4. Kỹ năng thích nghi tốt
Chẳng hạn ngoài những tiềm năng về lương bổng và cơ hội việc làm, ngành Logistics luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ như thời tiết, giao thông tại nơi làm việc. Một thực tế hiển nhiên sinh viên Logistics cần chấp nhận là không có địa điểm làm việc cụ thể. Để quá trình hoạt động diễn ra mượt mà, họ phải đảm nhiệm ở tất cả các bước trong quá trình vận hành. Thường thì các chi nhánh văn phòng thường ở trung tâm thành phố còn các nhà máy sản xuất thì nằm ở các khu chế xuất, công nghiệp. Nếu không tính toán từng bước nhỏ như vậy, nhân viên sẽ làm cho cả một dây chuyền bị chậm theo họ. Bởi vì đích đến cuối cùng của chuỗi cung ứng là tạo nên lợi thế cạnh tranh với đối thủ nên nhân viên Logistics cần nhanh chóng tiếp thu và giải quyết vấn đề nhanh, gọn để liên tục điều chỉnh, cải tiến quy trình.
5. Thái độ
Hơn 89% nhân viên ngành Logistics được đào tạo qua công việc thường ngày. Vì thế, kiến thức hay kinh nghiệm hoàn toàn không phải yếu tố tiên quyết để tuyển dụng nhân sự. Để ghi điểm trong mắt đồng nghiệp, sinh viên cần có sự yêu nghề, công việc mình đang làm. Sinh viên ra trường, thực tập hay được giao cho những công việc cơ bản khiến họ cảm thấy mình không được xem trọng ở nơi làm việc. Tuy nhiên, điều đó không những khiến nhân viên tự cản trở sự học hỏi bản thân mà còn ảnh hưởng đến ấn tượng trong mắt lãnh đạo. Nếu muốn có cơ hội trải nghiệm triệt để tại công ty, sinh viên thực tập cần nghiêm túc, trách nhiệm với công việc của họ. Với những gì mình đã làm, họ cần tự đánh giá, dồn hết tâm sức cho công việc để ngày một hoàn thiện thậm chí trong cả trường hợp không có lương. Tuy nhiên, ngoài chăm chú vào việc làm bản thân, sinh viên thực tập cũng nên biết cách quan sát xung quanh để nhận thức văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thoải mái cho đồng nghiệp.