KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - Where success begins

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Vu Truong Giang - 10/05/2021 - 0 bình luận

Định nghĩa

Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo các kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh và thực hành một số công việc chuyên môn. Song, nhà trường không chỉ cung cấp những kiến thức cần thiết trong quá trình đào tạo mà còn phải làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và bồi dưỡng lòng tin cũng như việc “truyền lửa” cho các bạn sinh viên. Các bạn học viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức về: kinh doanh, nhân sự, marketing cũng như các kiến thức về xây dựng chiến lược và phát triển thị trường.

Định hướng

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh:

1. Chuyên viên kinh doanh

• Làm việc trong bộ phận quản lý, phát triển chiến lược, môi giới và tiếp thị.

• Xây dựng, duy trì cùng phát triển quan hệ kinh doanh của công ty.

• Xây dựng kế hoạch và phát triển sản phẩm cũng như phát triển chiến lược kinh doanh.

• Kết nối các bộ phận của công ty để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

2. Chuyên viên Quản lý Chất lượng(QA/QC)

• Người trực tiếp thực hiện việc kiểm tra chất lượng các công đoạn trong quá trình sản xuất để loại bỏ những khiếm khuyết về vật tư ở đầu vào cũng như những sản phẩm kém chất lượng ở đầu ra của dây chuyền sản xuất.

• Lập báo cáo về sự không phù hợp cũng như khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.

3. Chuyên viên Quản lý Chuỗi cung ứng

• Xây dựng kế hoặc công việc và quản lý nhân viên.

• Quản lý với bộ phận mua hàng.

• Quản lý kho, làm công tác vận chuyển.

Nhầm lẫn về Quản trị Kinh doanh và Quản lý Kinh doanh

Quản trị và quản lý là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn hiện nay. Quản trị và quản lý đều nói về công việc của người lãnh đạo khi vận hành một cơ cấu tổ chức nào đó.
quản trị kinh doanh là công việc mang tính chuyên ngành hơn, quan tâm đến các chi tiết kinh doanh và các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. trong khi đó, quản lý kinh doanh lại quan tâm đến công việc tầm vĩ mô, nhìn vào bức tranh lớn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Sinh viên quản trị kinh doanh sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về chuyên môn hơn quản lý kinh doanh, cụ thể là những kiến thức về kinh tế, kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin,…trong khi các bạn học viên quản lý kinh doanh sẽ được đầu tư chuyên sâu vào chuyên môn quản lý nguồn nhân lực, giao tiếp, hậu cần để chuẩn bị những kĩ năng về quản trị con người, và quản lý dự án.

Câu chuyện về Quản trị Kinh doanh

Tiến sĩ Hoàng Đinh Thảo Vy-Trưởng bộ môn Quản trị, Khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Mở TPHCM

Cô tốt nghiệp Tiến sĩ Quản trị, Trường Curtin University, Australia (2014). Hiện cô đang giảng dạy môn Quản trị Dự án, Khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp của mình, cô đã có một số thành tựu nhất định trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ với đề tài “Hiệu quả Kinh tế - Xã hội của việc phát triển các Khu công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long”.